Chuyên cung cấp đường thốt nốt nguyên chất và đặc sản An Giang làm quà giá tốt

Thứ Năm, 13 tháng 7, 2023

Cách phân biệt hạt đác và hạt thốt nốt rõ ràng, dễ hiểu

 Hạt đác và hạt thốt nốt đều có màu trắng, sờ vào mềm dẻo. Cả hai dùng để nấu chè, hay rim ăn rất ngon, nên nhiều người dễ nhầm lẫn. Trong bài viết dưới đây chúng tôi xin chia sẻ với mọi người cách phân biệt hạt đác và hạt thốt nốt. 

Phân biệt hạt đác và hạt thốt nốt

GIỐNG NHAU HẠT ĐÁC VÀ HẠT THỐT NỐT

Điểm giống nhau của hai loại hạt này là hạt có hình dạng hơi bẹp, màu trắng, khi sờ vào mọi người cảm nhận được độ mềm dẻo. Chính vì vẻ ngoài giống nhau này mà nhiều người thường hay nhầm lẫn.

Cả hai loại hạt này mọi người đều có thể dùng nấu chè, hay có thể rim cùng với đường, thơm, chanh dây, rồi ăn với sữa chua, sữa tươi hay dùng làm topping cho trà sữa, trà trái cây, trà lài,…rất ngon và được nhiều người yêu thích. 

=>Mời mọi người xem thêm: cách làm hạt đác rim đường thốt nốt

ĐIỂM KHÁC NHAU HẠT ĐÁC VÀ HẠT THỐT NỐT

Mặc dù nhìn bên ngoài có vẻ giống nhau và cả cách sử dụng cũng giống, nhưng hạt đác và thốt nốt là hoàn toàn khác nhau. Dưới đây là những điểm khác nhau để giúp mọi người phân biệt. 

Kích thước

Hạt đác và thốt nốt

Điểm đầu tiên mọi người dễ nhận thấy được sự khác nhau giữa hạt đác và hạt thốt nốt là kích thước. 

Hạt thốt nốt có kích thước to hơn, gần gấp 3 lần hạt đác. 

Ruột bên trong

Hạt đác khi cắt đôi ra thì đặc ruột, không có nước. 

Hạt thốt nốt khi cắt đôi ra thì ruột bên trong sẽ rỗng và có nước, ném thử nước này mọi người cảm nhận được vị ngọt thanh, thơm đặc trưng của thốt nốt. 

Mùi vị

Hạt đác khi mà ăn tươi mọi người cảm nhận được độ mềm dẻo, không có mùi thơm. 

Còn hạt thốt nốt mọi người khi ăn tươi cảm nhận được mềm dẻo, và ngọt của nước bên trong. Có mùi thơm đặc trưng của thốt nốt. 

Thường khi mua thì mọi người sẽ thấy hạt thốt nốt còn lớp vỏ lụa màu vàng nhạt bên ngoài, khi mua về mọi người phải sơ chế gọt bỏ đi trước khi chế biến. Còn hạt đác sẽ không có lớp vỏ lụa do khi khai thác người ta sẽ kẹp nên vỏ lụa ở lại trong trái, hạt sẽ tuột ra bên ngoài. 

Nơi sinh trưởng

Cây đác thì mọc trong rừng sâu, ở nước ta phân bố chủ yếu ở tỉnh Khánh Hoà, Nha Trang. Cây này còn gọi là cây đoác hay cây dừa rừng. 

Cây thốt nốt ở nước ta chủ yếu được trồng vùng đất miền Tây An Giang. Cây này mang đến rất nhiều lợi ích kinh tế cho người dân nơi đây. Người dân lấy nước từ bông thốt nốt để làm đường thốt nốt, lá thốt nốt lợp nhà, thân cây thốt nốt làm đồ mỹ nghệ, trái thốt nốt để ăn. 

Cách khai thác

Cách khai thác hai loại hạt này cũng hoàn toàn khác nhau: 

Hạt đác và hạt thốt nốt có giống nhau

Trái đác

Hạt đác: để khai thác hạt đác người ta sẽ đi theo nhóm 3-4 người trở lên. Đi vào sâu trong rừng để tìm cây đác. Khi tìm được cây đác kiểm tra có độ dẻo phù hợp chưa rồi mới tiến hành khai thác. 

Khi khai thác chia công việc ra, người đi chặt những nhành đác xuống, người đi làm giàn củi. Những nhành đác chặt xuống xong sẽ được cho lên dàn củi rồi đốt cho khô mủ (mủ đác dính vào người sẽ ngứa). Đốt xong sẽ cắt đầu từng trái đác và kẹp cho hạt đác bên trong tuột ra. Mỗi trái đác có 3 hạt bên trong. 

Thốt nốt và hạt đác
Trái thốt nốt

Trái thốt nốt: để khai thác trái thốt nốt người ta phải leo lên cây thốt nốt cao, chặt buồng trái, rồi cột dây thả xuống. Sau đó chặt trái thốt nốt ra để thu hạt bên trong. 

Việc khai thác trái đác tốn nhiều thời gian và sức lực hơn, chính vì vậy mà giá thành cũng sẽ cao hơn. 

Hy vọng với chia sẻ trên mọi người phân biệt được hạt đác và hạt thốt nốt. Nếu mọi người muốn mua HẠT ĐÁC TƯƠI DẺO NGON thì có thể liên hệ với chúng tôi qua Hotline:0973895089 (Ms.Nga) hoặc có thể truy cập website:dacsanngon3mien.net để đặt mua.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tìm kiếm Blog này

Được tạo bởi Blogger.

Tin mới cập nhật